Mô hình biểu đồ giá ABCD là một trong những mẫu hình ổn định và mạnh mẽ nhất từng được sử dụng trong giao dịch tài chính. Ai cũng hiểu việc đọc ra và phát hiện các mô hình biểu đồ giao dịch quan trọng như thế nào đối với nhà giao dịch theo ngày ở mọi trình độ. Bên cạnh đó, các mô hình kỹ thuật thường là thành tố then chốt cuối cùng cần xem xét khi xử lý biến động trên thị trường tài chính.

Mọi mô hình đều đóng vai trò cầu nối giữa xu hướng giá và nhà giao dịch. Mô hình là một manh mối phản ánh nguyên nhân của biến động giá. Đây là điều làm cho mô hình ABCD trở nên đặc biệt và chắc chắn là rất đáng để tìm hiểu và ứng dụng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mô hình ABCD là gì cũng như các mẹo để vẽ và giao dịch với mô hình.
Mô hình biểu đồ ABCD là gì?
Mô hình ABCD là một trong những mô hình dễ phát hiện và xác định nhất. Mô hình có cấu trúc rất đơn giản, thường chỉ bao gồm hai chân giá tương đương nhau. Mô hình này thuộc nhóm mô hình harmonic được sử dụng để xác định động lượng khi giá đảo chiều. Ưu điểm tuyệt vời của mô hình ABCD là trên thực tế ABCD có khả năng giúp ích cho cả phe bò và phe gấu, vì mô hình thể hiện các thay đổi chiều hướng giá tăng lẫn giảm.
Cách hoạt động của mô hình ABCD
Mô hình khởi đầu với điểm tăng giá đột biến ban đầu (điểm A), được kết nối với một xu hướng tăng mạnh. Trong giai đoạn này, nhà giao dịch thường tích cực mua vào tài sản. Áp lực mua vào mạnh chắc chắn sẽ dẫn đến thị trường bị quá mua và giá tài sản chuyển sang mức cao trong ngày. Kết quả là phe mua trở thành phe bán với nỗ lực bán ra cổ phiếu và chốt về lợi nhuận. Vì vậy thị trường xuất hiện một đợt giật về pullback mạnh theo sau cú tăng đột biến đầu tiên.
Khi thị trường đảo chiều và phe bán áp đảo phe mua, mức giá thấp nhất trong phiên ngày (điểm B) sẽ xuất hiện trên mô hình. Điểm này thể hiện tình hình giảm giá nhanh chóng. Nhà giao dịch không nên tham gia thị trường bằng lệnh mua hoặc bán trừ khi ta biết chính xác độ sâu của cú pullback.
Chọn lựa khôn ngoan là bình tĩnh chờ đợi cho đến khi cuối cùng biểu đồ giá chạm đến mức thấp cao hơn cho thấy sức mạnh của mô hình và thường điểm này nằm trên mức thấp nhất trong ngày (điểm B). Thời điểm tốt nhất để bắt đầu lập kế hoạch giao dịch của bạn là khi giá chạm mức thấp cao hơn tại điểm C. Điểm D là vị trí các nhà giao dịch coi là điểm chốt lợi nhuận.