Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

FOMO là gì? Tâm lý FOMO trong Giao dịch

FOMO là cảm giác của nhà đầu tư khi phải chờ đợi hàng giờ, hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần, mong giá chạm đến mức kỳ vọng. Khi đã thiết lập xong một chiến lược hiệu quả. Tất cả các hệ thống và chỉ báo được cài đặt. Nền tảng MT4 hoạt động trơn tru.

None

Vậy sau đó chuyện gì sẽ xảy ra? Không có gì cả, sau vài phút, rồi vài giờ. Bạn đang đối mặt với màn hình và các dãy số màu xanh, đỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn tiếp tục giám sát màn hình mà không đủ ý chí để rời mắt khỏi nó dù chỉ trong một thời gian ngắn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về ảnh hưởng của tâm lý FOMO trong giao dịch cũng như định nghĩa FOMO là gì, các yếu tố nảy sinh tâm lý này và các bước đơn giản để tránh mắc phải cảm xúc FOMO.

FOMO là gì?

Thuật ngữ “FOMO” là viết tắt của hội chứng Sợ bỏ lỡ cơ hội (Fear Of Missing Out). Nói cách khác, nó mô tả nỗi sợ hãi khi rời khỏi phòng giao dịch ngay cả khi không có cơ hội giao dịch nào và nhà đầu tư biết điều đó. Tâm lý này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, phần lớn các trường hợp đều gây hại cho chiến lược giao dịch. Thuật ngữ này đã được đưa vào Từ điển Oxford với định nghĩa FOMO chi tiết.

Trong khi thế giới đang tiếp tục sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng internet phát triển, thì hiện tượng FOMO đã được lan rộng không chỉ đối với những người bình thường mà còn cả các nhà giao dịch. FOMO trong giao dịch dường như là một vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn, nó có thể xác định kết quả có thể xảy ra (nắm bắt hoặc bỏ lỡ), điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức lợi nhuận.

Vấn đề ở đây khá đơn giản. Nếu ít nhất 1 trong số 10 nhà giao dịch đang thua lỗ khi những người khác kiếm được lợi nhuận, bạn sẽ cảm thấy như mình cũng đang thua lỗ.

Các yếu tố chính làm nảy sinh tâm lý FOMO của Nhà giao dịch

Theo nghiên cứu, FOMO có thể được hình thành bởi các nguồn dữ liệu khác nhau. Không quan trọng bằng cách nào mà chúng ta nhận được các thông tin này. Vấn đề chính là thông tin đó cung cấp những gì. Vì vậy, chúng tôi đã lập ra một danh sách gồm 3 yếu tố làm nảy sinh tâm lý FOMO phổ biến và có ảnh hưởng nhất:

1. Thị trường Biến động

Thị trường Ngoại hối vô cùng biến động. Một mặt, nó tạo ra nhiều cơ hội hơn để mang về những khoản lợi nhuận lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Mặt khác, nó đi kèm với rủi ro lớn hơn. Thực tế này làm cho sự biến động của thị trường trở thành một trong những tác nhân tồi tệ nhất gây ra tâm lý FOMO trong giao dịch.

Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn vào một biểu đồ và mong đợi xu hướng biến động nhẹ theo hướng đã dự đoán trước. Đột nhiên, giá tăng hoặc giảm mạnh. Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí là bạn không thể bỏ lỡ cơ hội này. Thời của bạn đã đến! Đây là mức giá tốt nhất mà bạn có thể có. Vâng, bạn đã sai rồi. Thị trường biến động sẽ luôn mang đến cho bạn cơ hội tốt hơn. Đây thực sự là lý do tại sao chúng được gọi là thị trường dễ biến động.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

2. Tin tức và Nhận định thị trường

Nhận định thị trường và các tin tức kinh tế (thông cáo báo chí) là một trong các yếu tố khác. Hãy nói thật đi, tất cả các nhà giao dịch đều cố gắng nắm bắt cơ hội kiếm được lợi nhuận lớn sau khi một công ty tung ra một thông cáo báo chí tích cực (hoặc không). Chúng ta luôn mơ ước trở thành người đầu tiên nắm bắt cơ hội và kiếm được lợi nhuận khủng.

Tuy nhiên, bạn không phải là nhà giao dịch duy nhất ngoài kia tìm hiểu về sự kiện này. Hãy nhớ rằng luôn có người viết thông cáo báo chí này trước khi nó được phát hành. Có nghĩa là ai đó đã biết về tin tức này rồi. Không có tin tức nào được bảo vệ tuyệt đối khỏi vấn đề rò rỉ thông tin.

Đây là lúc các nhà đầu tư mới bắt đầu trải nghiệm cảm giác FOMO. Họ nghĩ rằng mọi chuyên gia giao dịch luôn đi trước 1 bước và họ lo sợ sẽ bỏ lỡ các phi vụ hấp dẫn này.

3. Truyền thông xã hội

Việc thể hiện bản thân trên Instagram hay Facebook đã được nâng lên một tầm cao mới bởi những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Chúng ta có thể thấy hàng trăm nhà giao dịch khoe khoang về lợi nhuận của họ. Nó thúc đẩy các nhà đầu tư mới tiến lên phía trước và hành động mỗi khi họ thấy mô hình biểu đồ có vẻ giống nhau.

Cảm xúc là động lực chính nuôi dưỡng tâm lý FOMO. Sợ hãi và tham lam dường như là những cảm xúc có ảnh hưởng nhất không chỉ đến hành động của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến thị trường. Một số nhà giao dịch thích sử dụng các công nghệ tiên tiến và nền tảng giao dịch tự động để tránh yếu tố con người do FOMO gây ra, bởi họ không có khả năng kiểm soát cảm xúc và các vấn đề khác.

Tuy nhiên, có một số mẹo đơn giản để ngăn chặn tâm lý FOMO trong giao dịch.

3 Bước để loại bỏ tâm lý FOMO trong Giao dịch

Để khắc phục hiệu ứng tâm lý này, bạn cần hiểu và chấp nhận nó. Ngay cả khi bạn đã xoay sở để đối phó với một số vấn đề khi giao dịch, điều đó sẽ không bao giờ đảm bảo FOMO không quay trở lại. Các bước sau đây có thể giúp bạn quản lý cảm xúc này:

  1. Xây dựng một chiến lược đầy đủ với kết quả dễ dàng theo dõi. Chiến lược này nên có các câu trả lời đơn giản (có hoặc không) ngay cả đối với các vấn đề phức tạp. Sử dụng các tín hiệu ra-vào thị trường được xác định trước và bám sát vào chúng dù bất cứ điều gì xảy ra.
  2. Tắt tất cả các kênh truyền thông xã hội. Tránh xa mạng internet sẽ giúp bạn tập trung hơn.
  3. Tránh sử dụng phím tắt, vì nó sẽ dẫn đến các giao dịch bốc đồng. Hãy suy nghĩ từng bước và đảm bảo rằng nó tuân theo kế hoạch giao dịch của bạn.

Sử dụng các phương pháp đo lường cho mọi vị thế để có cơ hội so sánh và đối chiếu mức độ thành công của giao dịch. Dù bạn làm gì, đừng bao giờ đánh giá thấp vai trò của các chiến lược quản lý rủi ro và các công cụ cơ bản như vậy, cũng như các lệnh dừng lỗ và chốt lời.

Bài viết này không chứa và không được xem là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.