Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Sự sụp đổ của Thị trường Chứng khoán

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mô tả tình trạng khi một chỉ số trên diện rộng trải qua sự sụt giảm nghiêm trọng (mức sụt giảm thường là một con số có hai chữ số) cùng với các chỉ số liên quan đến tài chính khác. Điều này xảy ra do thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi một sự kiện biến động rất mạnh mẽ.

None

Do đó, chúng ta có thể quan sát sự biến động của thị trường trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Chúng tôi không thể đưa ra một tỷ lệ sụt giảm cụ thể như một ranh giới xác nhận sự sụp đổ của thị trường chứng khoán (nó không giống với các điều kiện thị trường giảm hoặc tăng giá). Mặt khác, các nhà giao dịch và những người tham gia thị trường thường nhận thức rõ về cách thức và thời điểm sự sụp đổ xảy ra.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về sự sụp đổ của thị trường cũng như tình hình của sự sụp đổ thị trường chứng khoán ngày nay.

Sự sụp đổ của Thị trường Chứng khoán là gì? - Định nghĩa chuyên sâu

Một số yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, chúng thường liên quan đến:

  1. Áp lực mua và bán của đám đông.
  2. Sự phát triển hoặc suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu/quốc gia.

Thông thường, những vụ sụp đổ như vậy diễn ra sau sự xuất hiện của các sự kiện nặng nề. Chúng trở thành tín hiệu chính khi bong bóng đầu cơ sắp vỡ. Những người tham gia thị trường bắt đầu hoảng sợ, điều này buộc họ phải đi tắt đón đầu trong nỗ lực loại bỏ các tài sản như trái phiếu hoặc cổ phiếu. Cuối cùng, giá tụt dốc không phanh, vì thị trường bị phủ kín bởi những tài sản mà nhà đầu tư cố gắng bán ra càng nhanh càng tốt.

Hậu quả có thể xảy ra từ Sự sụp đổ của Thị trường Chứng khoán

Cả xã hội và các nhà giao dịch đều bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sụp đổ của thị trường:

  • Một mặt, các nhà đầu tư nhận thấy giá trị danh mục đầu tư của họ giảm mạnh với giá tài sản tụt dốc. Điều tương tự cũng xảy ra đối với giá cổ phiếu liên quan đến các công ty đại chúng.
  • Mặt khác, xã hội có xu hướng bất an về kế hoạch nghỉ hưu. Ngoài ra, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một tín hiệu cho thấy nhiều người sẽ mất việc hơn trong tương lai gần cùng với mức thu nhập giảm.
Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Tình hình này buộc các ngân hàng trung ương phải thực hiện các biện pháp quyết liệt và đôi khi thậm chí là cực đoan. Nhiệm vụ chính ở đây là cố gắng khôi phục trạng thái bình thường của thị trường. Các công cụ chính để khôi phục tình hình tài chính thường bao gồm:

  1. Giảm lãi suất.
  2. Điều chỉnh quy luật thị trường hoặc tạm dừng giao dịch.
  3. Tăng khả năng thanh khoản cho lĩnh vực tài chính.

Người dân sẽ phải tìm kiếm một ngân hàng an toàn và đáng tin cậy để giữ tài sản của họ được an toàn trong khi các nhà đầu tư phải đối phó với sự hoảng loạn của thị trường và có những động thái bất thường.

Ví dụ về Sự sụp đổ của Thị trường Chứng Khoán

Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến một số vụ sụp đổ thị trường nghiêm trọng. Chúng bao gồm vụ sụp đổ năm 1929 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, thế giới chứng kiến vụ sụp đổ tiếp theo vào năm 1987 với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 22,8% cho thấy sự sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay trong ngắn hạn. Năm 2008, thị trường chứng khoán sụp đổ sau thất bại của Lehman Brothers dẫn đến việc DJIA giảm 777,7 điểm.

Liệu Thị trường Chứng khoán sẽ sụp đổ vào năm 2022?

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến tất cả các loại tài sản chính (từ cổ phiếu, dầu mỏ đến lúa mì và khí đốt tự nhiên) ghi nhận sự biến động lớn. Một số trong số các tài sản này đã biến động ở mức độ mạnh mẽ nhất trong 20 năm qua. Điều này khiến các nhà đầu tư không có khả năng dự đoán tình hình sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai gần.

Tình hình thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi các nhà giao dịch phải đối phó với chính sách thắt chặt tiền tệ do FED thiết lập bởi các thách thức nảy sinh sau khi Nga xâm lược Ukraine. Giờ đây, chúng ta đang trong giai đoạn gia tăng sự bất ổn của thị trường và các cuộc khủng hoảng địa chính trị đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

Tình hình lạm phát hiện tại đã đạt mức cao nhất trong vòng 40 thập kỷ qua. Thực tế này buộc FED phải thực hiện các biện pháp quyết liệt và nâng cao tỷ lệ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018. Tin vui là nền kinh tế luôn vận động theo chu kỳ. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải học cách giao dịch trong thời kỳ hậu khủng hoảng với việc thị trường tài chính đang phục hồi sau sự sụp đổ.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.