Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Thanh khoản trong Giao dịch Ngoại hối - Tại sao nó lại quan trọng?

Thanh khoản là một trong những lý do chính tại sao phần lớn các nhà đầu tư thích giao dịch ngoại hối. Thị trường ngoại hối có hàng nghìn tỷ khối lượng giao dịch để kiếm lợi nhuận từ đó. Tính thanh khoản là yếu tố làm cho thị trường đặc biệt này trở nên cực kỳ phổ biến và đầy hứa hẹn về tiềm năng sinh lợi.

None

Mặt khác, cần phải xét đến một số sự thay đổi nhất định. Kết quả thanh khoản không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công khi thiết lập giao dịch ngoại hối trong ngày. Hơn nữa, nó có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thị trường cụ thể.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về mục đích chính đằng sau khả năng thanh khoản của thị trường ngoại hối. Chúng tôi sẽ giải thích những rủi ro thanh khoản nhất định cũng như các yếu tố cơ bản để bạn hiểu tại sao nó lại quan trọng như vậy khi giao dịch tiền tệ.

Tính thanh khoản trong Giao dịch Ngoại hối là gì?

Nếu xem xét định nghĩa của tính thanh khoản, nó có thể được giải thích là khả năng mà đồng tiền được mua hoặc bán theo nhu cầu. Giả sử bạn đang giao dịch một trong những cặp tiền tệ chính. Có nghĩa là bạn đang tham gia thị trường với thanh khoản vượt trội. Đồng thời, mỗi giao dịch của bạn phụ thuộc vào tính thanh khoản do các tổ chức tài chính cung cấp để bạn có thể thoát hoặc tham gia giao dịch.

Các nhà giao dịch hãy luôn nhớ rằng KHÔNG PHẢI TẤT CẢ các cặp tiền tệ đều cung cấp đủ thanh khoản. Trên thực tế, các loại tiền tệ khác nhau có các mức thanh khoản khác nhau. Đây là điều khiến việc tạo ra các chiến lược Forex trở nên khó khăn. Như bạn đã biết, tất cả các cặp tiền tệ được chia thành ba loại chính:

  1. Các cặp tiền tệ chính (EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, v.v.).
  2. Các cặp tiền phụ (EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/CAD, v.v.).
  3. Các cặp tiền tệ ngoại lai (USD/HUF, USD/SEK, USD/THB, v.v.).
Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Khi bạn chuyển từ các cặp tiền tệ chính sang các cặp tiền tệ phụ hoặc ngoại lai, bạn sẽ thấy tính thanh khoản bị giảm dần.

Tính thanh khoản cao trong Giao dịch Ngoại hối là gì?

Khi chúng ta nói đến "tính thanh khoản cao" của một cặp tiền tệ, nghĩa là nó có thể được mua hoặc bán với khối lượng lớn mà không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tổng thể.

Tính thanh khoản thấp trong Giao dịch Ngoại hối là gì?

Ngược lại với khái niệm trên, tính thanh khoản thấp nói đến một loại tiền tệ không thể được giao dịch với quy mô lớn. Bên cạnh đó, nó thường có rất ít hoặc không có sự khác biệt về mức giá hoặc tỷ giá hối đoái, điều này khiến các nhà giao dịch cảm thấy vô nghĩa, vì họ không có khả năng thu lợi từ sự biến động giá nhanh chóng.

Thanh khoản và Không thanh khoản trong Giao dịch Ngoại hối: 3 Yếu tố Chính cần Xem xét

Khi nhìn nhận thị trường Forex từ quan điểm của một nhà đầu tư chuyên nghiệp, tính kém thanh khoản thường đi kèm với sự hỗn loạn. Có nghĩa là giá có thể thay đổi hướng bất ngờ và rất khó dự đoán. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về khối lượng mua và bán.

Ngược lại, thị trường thanh khoản được biết đến với biến động giá nhẹ nhàng. Tính thanh khoản đồng nghĩa với thị trường trầm lắng và ổn định với các lựa chọn đơn giản hơn để quản lý rủi ro. Mặt khác, khả năng bạn nhận định sai xu hướng hoặc bỏ lỡ một động thái lớn trong thị trường kém thanh khoản cao hơn nhiều.

Vì vậy, đây là 3 yếu tố chính mà mọi nhà giao dịch ngoại hối phải luôn ghi nhớ:

  • Khoảng trống giá giao dịch Ngoại hối: thị trường ngoại hối có những khoảng trống giá khác nhau khi so sánh với các thị trường tài chính khác. Khoảng trống này chủ yếu được tạo ra bởi các tin tức có tác động mạnh hoặc các thông báo thay đổi lãi suất thường được các ngân hàng trung ương đưa ra khi can thiệp vào thị trường tiền tệ. Tin vui về khoảng trống giá trong Forex là chúng rất hiếm khi vượt quá ½ giá trị tiền tệ ban đầu. Đây là điều làm cho giao dịch Forex trong ngày khác với Equity Trading (dễ bị khoảng trống giá hơn).
  • Chỉ báo thanh khoản Ngoại hối: một nhà môi giới trực tuyến có khả năng cung cấp lựa chọn khối lượng giao dịch dưới dạng biểu đồ Forex, nơi các nhà đầu tư có thể đánh giá tính thanh khoản của thị trường. Để làm như vậy, bạn cần biết rõ về cách đọc các mẫu biểu đồ khác nhau. Là một nhà giao dịch ngoại hối, bạn sẽ cần phải đối phó với việc phân tích các thanh biểu đồ giá mọi lúc. Với mỗi thanh khối lượng, thật dễ dàng xác định khối lượng giao dịch tiền tệ trong một khung thời gian nhất định.
  • Giờ giao dịch Ngoại hối: tất cả chúng ta đều biết khi nào thị trường ngoại hối mở cửa. Thông thường, các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch trong ngày gần như 24/7 khi chọn một nền tảng có múi giờ thích hợp. Tuy nhiên, người mới bắt đầu cần lưu ý rằng các thời điểm khác nhau trong ngày mang lại số lượng thanh khoản khác nhau. Điều quan trọng đối với các nhà giao dịch lướt sóng là phải biết khi nào hoạt động giao dịch có thể tăng hoặc giảm trong ngày. Ví dụ: Phiên Á thường có hạn chế trong khi Phiên Hoa Kỳ hoặc Luân Đôn dễ tạo ra đột phá hơn với các phần trăm biến động lớn hơn.

Mỗi yếu tố nêu trên sẽ giúp các nhà giao dịch dễ dàng theo dõi tính thanh khoản của thị trường đang thay đổi nhanh chóng và xác định các cơ hội giao dịch tốt nhất với các vị thế mua hoặc bán.

Rủi ro và Lợi nhuận từ Thanh khoản Forex

Là một nhà giao dịch, bạn phải nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận và rủi ro trên thị trường tài chính. Hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau. Nói một cách đơn giản hơn, bạn chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận tiềm năng của bạn càng cao. Cách tốt nhất để quản lý rủi ro thanh khoản là giảm đòn bẩy. Lựa chọn thông minh là đặt lệnh cắt lỗ. Có nghĩa là một nhà môi giới có nghĩa vụ phải tuân theo mức giá dừng giao dịch mà bạn đã chỉ định.

Các nhà giao dịch mới bắt đầu thường bỏ qua các lựa chọn ẩn giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản. Trong thực tế, chúng tạo thành một phần chính trong thói quen của các nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp khi thực hiện phân tích thị trường hoặc xác định các biến động giá trong tương lai.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.