Các chỉ báo Hỗ trợ và Kháng cự rất quan trọng đối với nhà giao dịch tham gia thị trường Forex hay CFD. Các chiến thuật đa dạng của giao dịch theo đường hỗ trợ và kháng cự được sử dụng trên các thị trường tài chính khác cũng như đối với rất nhiều loại tài sản và hàng hóa giao dịch.
Bất chấp tầm phổ biến rộng rãi, khái niệm giao dịch theo các đường này vẫn tồn tại khá nhiều dư luận trái chiều. Nhưng mọi người hẳn phải đồng ý với nhận định rằng hỗ trợ và kháng cự là một phần thiết yếu của phân tích kỹ thuật, là thành tố chủ chốt của nhiều mẫu biểu đồ khác nhau. Hỗ trợ kháng cự thực sự được sử dụng để dự đoán xu hướng thị trường hoặc biến động giá theo một hướng nhất định.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận cách xác định hai đường này cũng như phân tích các chỉ báo hỗ trợ và kháng cự tốt nhất được sử dụng trong quá trình giao dịch.
Thật ra khái niệm này không quá khó để hiểu. Bạn chỉ cần hiểu rõ các vấn đề sau đây: sẽ có một điểm giá mà tại đó xu hướng thị trường dừng lại. Điểm này là mức hỗ trợ hay kháng cự tùy thuộc vào chiều của xu hướng.
Bên cạnh đó, ta cần xem xét các vùng hỗ trợ và kháng cự. Các ngưỡng này xuất hiện khi một điểm giá không đi theo xu hướng chung (hay đảo ngược so với một chuỗi các điểm giá liền kề trên biểu đồ). Thử thách chủ yếu ở đây là bạn sẽ khó lòng tìm ra một chỉ báo hỗ trợ và kháng cự độc lập trong trường hợp bạn muốn theo dõi các biến động liên quan đến cung và cầu.
Mặt khác, ta có thể điều chỉnh một số tính năng của các chỉ báo khác như Fibonacci, điểm xoay Pivot Points, mô hình sóng sói Wolves Waves, v.v... Nhà giao dịch có thể loại suy các chỉ báo đã nêu để tạo ra chỉ báo hỗ trợ và kháng cự cho riêng mình.
Nếu biểu đồ giá dừng lại ở một điểm nhất định khiến biểu đồ không tiếp tục giảm xuống thì đó là hỗ trợ. Để xác định sức mạnh của vùng hỗ trợ, bạn cần xác định xem điểm giá đó có phải là điểm đảo chiều thật sự hay chỉ là điểm dừng giá tạm thời. Khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ thì có nghĩa là cầu vượt cung.
Tất cả những gì bạn cần làm là tuân theo một vài bước đơn giản sau:
Nếu bạn định sử dụng điểm đảo chiều giảm này cho các giao dịch mua, nó có thể trở thành một điểm giá quan trọng.
Vùng hỗ trợ chủ yếu liên quan đến các khung thời gian giao dịch dài hạn, vì hầu như không thể nhận biết chính xác được vùng này trong các phiên giao dịch ngắn hạn. Khi thị trường không phục hồi trở lại từ một điểm giá nào đấy, nó sẽ sử dụng một số điểm gần với vùng giá cần xét hơn. Và đó là cách biểu đồ giá chuyển đổi những điểm đó thành vùng hỗ trợ.
Chính là quy trình ngược lại với quy trình được miêu tả ở phần trên. Mức kháng cự hình thành khi giá có xu hướng tăng và dừng lại trên đà tăng của nó. Khi bạn xác định được điểm đó trên biểu đồ giá thì đồng nghĩa cung vượt quá cầu tại điểm kháng cự.
Lại một lần nữa ta sẽ chỉ cần hoàn thành một vài bước vẽ biểu đồ đơn giản sau:
Nếu quy trình trên diễn ra nhiều hơn hai lần thì nó không còn là ngẫu nhiên nữa mà đã trở thành một khuôn mẫu. Bạn có thể sử dụng quy tắc tương tự khi áp dụng các đường xu hướng khác.
Một lần nữa chúng ta cần theo dõi cụm điểm giá kháng cự cũng như sự biến động thực sự tạo ra vùng kháng cự của chúng.
Như ta đã phân tích trước đó, hỗ trợ và kháng cự giúp ngoại suy sự hình thành các chỉ báo khác. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chỉ báo vùng hỗ trợ và kháng cự được tải về và cài đặt hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể sử dụng chỉ bảo với nền tảng MT4. Quý vị chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau:
Bạn cũng có thể xem video hướng dẫn ngắn gọn sau đây của chúng tôi chỉ dẫn cách cài đặt chỉ báo Hỗ trợ và Kháng cự cho MT4:
Nếu bạn muốn nhìn thấy chỉ báo trên biểu đồ giao dịch, xin hãy chắc chắn đã nhấp vào nút "OK" trong thẻ "Cho phép nhập DLL". Chỉ báo này rất linh hoạt. Nó bao gồm nhiều thiết lập và cấu hình để đáp ứng phong cách và sở thích của nhà giao dịch. Ví dụ: bạn có thể cài đặt khung thời gian hiển thị mức giá, số lần chạm điểm đảo chiều tối thiểu cùng nhiều tiêu chí khác trong thẻ "Tùy chọn hiển thị".
Thẻ "Thiết lập mức độ nhạy" giúp bạn có thể tùy chỉnh độ nhạy của breakout, chiều rộng dọc của mức và tần suất của chỉ báo trên biểu đồ giao dịch.
Xin quý vị cũng đừng quên chúng tôi có tổ chức các buổi hội thảo trên website, nhiều bài viết hữu ích khác và hỗ trợ khách hàng trực tuyến qua Live chat trên trang web luôn hoan nghênh để giúp nhà đầu tư triển khai những bước đầu tiên của sự nghiệp giao dịch.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.