Cách đọc Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo đi kèm một thang điểm từ 0 đến 100. Cũng giống như các bộ dao động giới hạn phạm vi khác, chỉ báo dao động ngẫu nhiên giúp bạn có thể xác định các giai đoạn thị trường quá mua hoặc quá bán. Để đọc chỉ báo đúng cách, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Nếu giá trị thang điểm chỉ báo vượt quá 80, nghĩa là thị trường đã đạt đến trạng thái quá mua;
- Nếu thang điểm dưới 20, chỉ báo cho thấy thị trường đang quá bán.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý chỉ báo này sử dụng thiết lập đường cơ bản 14 kỳ. Nói một cách khác không quan trọng việc bạn đặt chỉ báo ở đâu trên biểu đồ. Biến động giá thay đổi theo phạm vi giao dịch của nó trong 14 kỳ mới nhất tương ứng.
Lưu ý: thị trường thể hiện trạng thái quá bán không phải lúc nào cũng đồng nghĩa giá sẽ tăng. Tương tự như vậy, các điều kiện chỉ báo quá mua không nhất thiết là thị trường sẽ giảm giá. Chỉ số này có thể giữ nguyên thang điểm trong một thời gian dài. Bạn vẫn cần phải tuân theo hướng xu hướng trong quá trình giao dịch và theo dõi các chỉ số quá mua trong xu hướng giảm và ngược lại.
Chỉ báo Stochastic tích hợp sẵn với MetaTrader 4. Tải xuống miễn phí ngay!
Mẹo Giao dịch Sử dụng Chỉ báo Stochastic
Theo mặc định, nhà giao dịch đã quen thuộc với việc mua vào tài sản khi thị trường đạt đến tình trạng quá bán hoặc bán ra khi tài sản quá mua. Mặt khác, nếu thị trường giữ nguyên trạng thái trong một khoảng thời gian dài, một cú đảo chiều bất ngờ chắc chắn sẽ diễn ra.
Thử thách lớn nhất khi sử dụng Stochastic chính là dự đoán được thời điểm tốt nhất để vào hoặc thoát vị thế giao dịch. Đây cũng là lúc phân kỳ cần được tính đến. Phân kỳ có thể giúp xác định đỉnh và đáy của xu hướng, cho phép nhà giao dịch quyết định vị trí điểm giá vào lệnh hay cắt lệnh tốt nhất. Ngoài ra, phân kỳ có thể được sử dụng để dự đoán cách giá cả sẽ biến động trong tương lai.
Chúng ta đã quen với một thực tế là biểu đồ giá thường di chuyển cùng hướng với các chỉ báo. Phân kỳ là thuật ngữ xác định thời điểm mà hai yếu tố kể trên không thể chuyển đồng cùng hướng dẫn đến chênh lệch thấp hơn hoặc cao hơn. Nói cách khác, ta đang chứng kiến quá trình phân kỳ với việc giá thị trường và các chỉ báo kỹ thuật phân kỳ lẫn nhau.
Lấy ví dụ: hãy tưởng tượng ta đang đọc một biểu đồ giá thể hiện sự phân kỳ tăng giá trên cặp tiền tệ tương ứng. Hãy giả sử giá cả đang tạo ra các mức thấp hơn và chỉ báo không đi theo cùng một hướng được với giá. Thay vào đó, chỉ báo cho thấy mức điểm cao hơn. Đây là minh chứng về cách giá và chỉ báo có khả năng phân kỳ lẫn nhau dẫn đến tình hình giá cả bắt đầu chạy theo một xu hướng tăng mới trên một xu hướng giảm đã bị đảo chiều khi so sánh với mức giá đóng cửa phiên trước đó.