Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?
MTrading Team • 2025-04-10

EUR/USD chật vật giữa tâm lý lạc quan về thuế quan của Trump và lo ngại lạm phát tại Mỹ

EUR/USD chật vật giữa tâm lý lạc quan về thuế quan của Trump và lo ngại lạm phát tại Mỹ

Trump tạm hoãn thuế quan, tạo tâm lý tích cực, nhưng lo ngại CPI Mỹ vẫn hiện hữu

Thị trường toàn cầu được tiếp thêm động lực sau khi Tổng thống Trump thông báo tạm dừng áp thuế 90 ngày đối với các quốc gia không trả đũa, khiến tâm lý tích cực lan rộng và kích hoạt làn sóng tăng mạnh trên các tài sản rủi ro. Chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu những năm 2000, bất chấp mức thuế 125% áp lên hàng hóa Trung Quốc. Làn sóng "ưa rủi ro" thúc đẩy đà tăng của các đồng tiền chính, hàng hóa và tiền điện tử. Đồng thời, chỉ số Dollar Mỹ (DXY) chịu áp lực do nghi ngại về tăng trưởng dài hạn và những bình luận thận trọng trong biên bản họp FOMC.

Dù lạm phát Trung Quốc yếu và Bắc Kinh giữ lập trường cứng rắn trong đàm phán, thị trường vẫn giữ được tâm lý lạc quan trong phiên đầu thứ Năm. Niềm tin được củng cố thêm sau khi các quốc gia ASEAN cam kết không đáp trả thuế quan từ Mỹ, giảm bớt nỗi lo về một cuộc chiến thương mại lan rộng. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu CPI Mỹ sắp công bố. Đồng USD yếu giúp EUR/USD và GBP/USD giữ vững đà tăng, đồng thời gây áp lực lên USD/JPY. Các cặp AUD/USD, NZD/USD và USD/CAD cố giữ vững vùng hỗ trợ. Vàng tiếp tục tăng, nhưng dầu thô và tiền số thu hẹp đà tăng trước đó.

EUR/USD chưa tìm được hướng đi rõ ràng

Việc Trump tạm hoãn thuế quan tạo lực đẩy nhẹ cho đồng Euro, nhưng phe mua EUR/USD vẫn gặp cản trở khi các chính trị gia châu Âu tỏ ra lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại và bất ổn kinh tế. Bên cạnh đó, quan chức ECB phát tín hiệu thiên về hạ lãi suất, cộng thêm lo ngại suy thoái kinh tế tại Eurozone khiến tâm lý thận trọng gia tăng, đặc biệt khi dữ liệu CPI Mỹ sắp được công bố.

GBP/USD kéo dài đà tăng sang ngày thứ ba, USD/JPY quay đầu giảm gần đáy 6 tháng

GBP/USD tăng ngày thứ ba liên tiếp, dù số liệu cho thấy nhu cầu nhà ở tại Anh giảm mạnh nhất trong 19 tháng. Tâm lý tích cực đến từ kỳ vọng về quan hệ thương mại Anh - Mỹ cải thiện và khả năng Anh được miễn thuế phần nào. Ngoài ra, các bình luận từ quan chức BoE làm dịu lo ngại suy thoái cũng hỗ trợ đồng Bảng.

Trong khi đó, USD/JPY quay đầu giảm sau cú bật nhẹ hôm qua, khi dữ liệu giá sản xuất Nhật Bản tốt hơn dự kiến làm tăng kỳ vọng về chính sách diều hâu từ Ngân hàng Trung ương Nhật. Việc Nhật Bản sẵn sàng tham gia đối thoại thương mại tích cực với Mỹ cũng khiến Yên được hỗ trợ.

Đồng Antipodean giữ thế phòng thủ sau cú tăng mạnh

AUD/USD và NZD/USD nhích nhẹ sau đợt tăng mạnh, nhưng vẫn chịu áp lực do lo ngại liên quan đến Trung Quốc và sự lạc quan từ việc Mỹ nới lỏng thuế quan. Dù Úc và New Zealand đẩy mạnh đàm phán thương mại với châu Âu và Anh, lập trường mềm mỏng từ RBA và RBNZ khiến thị trường thiếu định hướng rõ ràng.

USD/CAD giảm sau khi ghi nhận đà rơi mạnh nhất kể từ tháng 1/2023. Giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Canada - điều chỉnh đã góp phần làm suy yếu đồng CAD, cùng với căng thẳng thương mại Mỹ-Canada và quan điểm nới lỏng từ BoC. Tuy nhiên, hiệp định USMCA vẫn bảo vệ phần nào vị thế cho xuất khẩu Canada.

Điều kiện giao dịch tốt nhất trên thị trường
Bonus Tiền Nạp
lên đến 200% Bonus Tiền Nạp 
lên đến 200%
Chênh lệch giá chỉ từ 0 pip Chênh lệch giá chỉ từ 0 pip
Nền tảng Sao chép
Giao dịch được trao giải Nền tảng Sao chép
Giao dịch được trao giải
Tham Gia Ngay

Vàng tiếp tục tăng, dầu thô suy yếu trở lại

Vàng hưởng lợi nhờ tâm lý tích cực từ tin Mỹ tạm hoãn thuế, đồng USD suy yếu và mô hình kỹ thuật ủng hộ xu hướng tăng. Nhu cầu mạnh từ Trung Quốc, cùng chính sách nới lỏng của Ấn Độ, cũng hỗ trợ giá vàng giữ đà phục hồi từ vùng hỗ trợ thiết lập đầu tuần.

Ngược lại, dầu WTI gặp khó khăn trong việc giữ nhịp phục hồi từ đáy 4 năm khi lo ngại nhu cầu suy giảm do thuế quan và rủi ro nguồn cung từ OPEC+ vẫn hiện diện. Áp lực còn đến từ lượng tồn kho dầu Mỹ tăng và tâm lý thị trường thận trọng trước dữ liệu CPI Mỹ.

Phe mua tiền số vẫn còn đang dè dặt

Việc Trump tạm hoãn thuế và việc bổ nhiệm Paul Atkins làm Chủ tịch SEC giúp Bitcoin (BTC/USD) và Ethereum (ETH/USD) phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn còn thận trọng, dữ liệu on-chain yếu và dòng tiền ETF rút ra khiến đà tăng bị giới hạn. Ngoài ra, tâm lý chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ cũng làm hạn chế đà tăng của các tài sản kỹ thuật số.

Biến động mới nhất của các tài sản chủ chốt

  • Dầu WTI giảm 1.60% trong ngày, xuống còn 61.70 USD, đảo chiều đà phục hồi hôm trước từ đáy tháng 2/2021.
  • Vàng tiếp tục đà phục hồi, hiện tại giao dịch quanh 3,120 USD.
  • Chỉ số USD Index duy trì áp lực quanh mốc 102.70.
  • Phố Wall tăng mạnh, kéo theo đà tăng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, thị trường châu Âu và Anh mở cửa tích cực.
  • BTC/USD và ETH/USD giảm nhẹ trong ngày, lần lượt về 82,100 USD và 1,620 USD.

Lạm phát Mỹ và tin tức thuế quan sẽ là tâm điểm của thị trường

Việc Trump rút lại kế hoạch thuế đã lấn át biên bản FOMC công bố hôm qua, nhưng nhà đầu tư hiện chuyển sự chú ý sang dữ liệu CPI tháng 3 của Mỹ để tìm hướng đi rõ ràng hơn. Các phát biểu sắp tới từ quan chức ECB, BoE và Fed cũng sẽ khiến thị trường trong ngày trở nên sôi động.

Nếu lạm phát Mỹ giảm nhẹ, USD có thể chịu thêm áp lực, thúc đẩy tâm lý thị trường và nhu cầu tài sản rủi ro. Điều này có thể có lợi cho người mua EUR, GBP và JPY, trong khi AUD, NZD và CAD có thể gặp khó do mối liên hệ kinh tế với Trung Quốc. Vàng được dự báo tiếp tục mạnh, dầu có thể bị bán tháo trở lại. Tiền số và cổ phiếu dự kiến đi ngang tích lũy.

Dự báo cho các tài sản quan trọng

  • Kỳ vọng tăng: USD/CAD, Vàng, EUR/USD
  • Dự báo giảm: AUD/USD, NZD/USD, GBP/USD, Đồng USD, USD/JPY
  • Dự đoán đi ngang: Nasdaq, DJI30, USD/CNH
  • Có thể giảm chậm: DAX, FTSE 100, Dầu thô, BTC/USD, ETH/USD

Chúc Quý Nhà đầu tư giao dịch thuận lợi!