Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Chỉ Số Sợ Hãi Trên Thị Trường Chứng Khoán Là Gì?

Chỉ số sợ hãi trên thị trường chứng khoán đề cập đến một quan niệm phổ biến về việc thị trường tài chính phụ thuộc vào lòng tham và sự sợ hãi - hai cảm xúc giao dịch mạnh mẽ nhất của nhà đầu tư. Đây là lý do tại sao tên đầy đủ của chỉ báo này có thể tạm dịch là "Chỉ báo sợ hãi và lòng tham trên thị trường chứng khoán". Nó là một công cụ giúp các nhà giao dịch chứng khoán có thể xác định xem giá tài sản ở thời điểm hiện tại có hợp lý hay không. Bên cạnh đó, chỉ số này giúp nhà đầu tư có thể đo lường biến động của thị trường.

None

Chỉ số sợ hãi trên thị trường chứng khoán rất linh hoạt, vì các nhà giao dịch có thể áp dụng nó cho các khung thời gian giao dịch khác nhau bằng cách sử dụng nó trên khung tuần, khung tháng hoặc thậm chí đo lường nó trên khung năm trong trường hợp bạn cần có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường. Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về cách thức hoạt động và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho các nhà giao dịch.

Chỉ số Sợ hãi (Fear Index) trên Thị trường Chứng khoán là gì? Và nó hoạt động như thế nào?

Ý tưởng đằng sau chỉ số này là giả định giá bị đẩy xuống bởi sự sợ hãi quá mức của các nhà giao dịch trong khi lòng tham chắc chắn sẽ tạo ra tác động ngược lại và đẩy giá lên. Nó xảy ra bởi vì phần lớn các nhà đầu tư vẫn đưa ra quyết định dựa trên trực giác và cảm xúc của họ. Hầu hết các nhà giao dịch không thể kiểm soát được cảm xúc của họ trong mọi tình huống.

Kết quả là, chúng ta có chỉ số sợ hãi thị trường được xem như chỉ số biến động của thị trường chứng khoán. CNN là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ này, nó có thể được đo lường bằng cách sử dụng 7 yếu tố khác nhau được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 100. Những yếu tố này bao gồm:

  1. Động lượng giá cổ phiếu
  2. Chỉ số sức mạnh giá của tài sản
  3. Độ rộng của giá cổ phiếu
  4. Quyền chọn mua và bán
  5. Nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn
  6. Nhu cầu về trái phiếu rủi ro cao
  7. Sự biến động của thị trường

Mỗi yếu tố này đều có tầm quan trọng như nhau để đo lường chỉ số sợ hãi và tham lam trên thị trường chứng khoán. Nói cách khác, tất cả những yếu tố này đều có cùng trọng lượng khi xác định tỷ lệ sợ hãi - lòng tham. Nếu tất cả các yếu tố này được đánh giá trên 50, tình huống này thể hiện lòng tham của nhà đầu tư tác động chính lên thị trường. Nếu tỷ lệ dưới 49, chúng ta nhận thấy sự lo sợ của thị trường. Nếu tỷ lệ bằng 50 có thể được xem là thị trường trung lập.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Lợi ích của việc Sử dụng Chỉ số sợ hãi (Fear Index) trên Thị trường Chứng khoán

Theo các nhà nghiên cứu, khi một người nảy sinh tham lam, họ thường gạt ý thức sang một bên và mất kiểm soát. Tất nhiên, các nhà giao dịch hầu như không nhận thức được sự nảy sinh lòng tham hay sự sợ hãi trong họ. Chúng ta chỉ biết rằng những cảm xúc này dường như là tác động biến đổi thị trường mạnh mẽ nhất.

Lưu ý: xét về mặt lịch sử, chỉ số sợ hãi thị trường là một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất về những thay đổi đáng kể diễn ra trên thị trường chứng khoán.

Ý tưởng về cảm xúc sợ hãi trên thị trường cũng được ủng hộ bởi quan điểm kinh tế học hành vi, mô tả cách các nhà đầu tư có thể thay đổi thái độ đối với thị trường và hành động để đối chọi lại chiến lược ban đầu của họ. Đa số các chuyên gia đồng ý rằng chỉ số sợ hãi và tham lam trên thị trường là một công cụ đáng tin cậy trong việc xác định tâm lý thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch. Các ưu điểm đã được chứng minh này của chỉ số sợ hãi khuyên bạn nên lưu lại hồ sơ theo dõi để tận dụng cơ hội giao dịch trên thị trường.

Các lợi ích của việc sử dụng chỉ số sợ hãi bao gồm:

  • Chỉ số sợ hãi trên thị trường là một chỉ báo đáng tin cậy và đã được kiểm nghiệm theo thời gian dựa trên quan điểm về kinh tế học hành vi.
  • Chỉ số này có thể được sử dụng để đảm bảo các quyết định đầu tư đúng đắn khi giao dịch cổ phiếu và các loại tài sản khác.
  • Công cụ này có thể được sử dụng trên các khung thời gian khác nhau, khung tuần hoặc khung năm.
  • Khá đơn giản để hiểu, điều này khiến chỉ số sợ hãi lý tưởng cho các nhà đầu tư mới.

Bất lợi khi sử dụng Chỉ số Sợ hãi (Fear Index) trên Thị trường Chứng khoán

Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy công cụ này trong bất cứ bộ công cụ kỹ thuật nào. Nói cách khác, bạn không nên coi nó như một công cụ nghiên cứu đầu tư thị trường. Chỉ số này hoạt động như một động cơ thúc đẩy các nhà giao dịch tham gia vào thị trường, tùy thuộc vào sự biến động của thị trường nhưng nó không đảm bảo bất kỳ kết quả chắc chắn nào.

Kết Luận

Một số người coi chỉ số sợ hãi thị trường thậm chí còn hơn là một chỉ báo bình thường, nó có thể được sử dụng làm phong vũ biểu của nền kinh tế trong chiến lược Market Timing (chọn đúng thời điểm của thị trường). Họ nói rằng phương pháp tiếp cận này có thể tạo ra lợi nhuận thấp hơn nếu so với chiến lược mua và nắm giữ. Mặt khác, chúng ta không thể bỏ qua hiệu quả của công cụ này trong việc ra quyết định đầu tư.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.