Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Top các Chỉ số Phân tích Cơ bản đáng tin cậy 2021

Các chỉ số phân tích cơ bản giúp nhà giao dịch có thể vẽ nên bức tranh toàn cảnh chi tiết về tình hình kinh doanh của công ty. Chúng cho phép nhà đầu tư phân tích kỹ hơn các thông số và tỷ suất chính xác định sức mạnh tài chính cũng như chiến thuật đầu tư vào công ty. Ngoài ra, các công cụ này cũng hỗ trợ định giá cổ phiếu giao dịch bằng cách so sánh với khối tài sản được sở hữu bởi công ty đó.

None

Trong bài viết tổng hợp lần này, chúng ta sẽ thẩm một số công cụ và phần mềm phân tích cơ bản hàng đầu cho phép nhà đầu tư phân tích các chỉ số quan trọng như quản trị tài sản, doanh thu công ty, sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận v.v...

Ứng dụng phân tích cơ bản vào giao dịch

Bản chất của phân tích cơ bản là xác định các yếu tố nội tại cơ bản của công ty nhằm xác định giá cả cổ phiếu của công ty đó. Tuy nhiên, các công cụ PTCB cũng có thể được sử dụng để đánh giá kỳ vọng về biến động giá kết hợp với các yếu tố phân tích kỹ thuật bao gồm tâm lý thị trường hay sức mạnh giá tương đối.

Mục đích là xác định xem mức giá cổ phiếu hiện tại có phản ánh đúng giá trị thực của nó hay không với sự hỗ trợ từ phần mềm và công cụ phân tích cơ bản giúp ta theo dõi cổ phiếu một cách chính xác và sâu sát hơn.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Trước tiên kiểm tra lợi nhuận công ty

Khi tiến hành phân tích cơ bản, nhà giao dịch thường xem xét đánh giá hàng loạt dữ liệu. Trong số đó, lợi nhuận công ty là chỉ số đầu tiên nhà đầu tư cần nắm bắt. Mục đích là tìm hiểu công ty có thể tạo ra bao nhiêu tiền trong ngắn hạn và dài hạn.

Mặc dù lợi nhuận công ty có thể hơi khó tính toán, nhưng người mới vẫn có thể thu thập các báo cáo theo quý được công bố bởi các công ty lớn. Nhà đầu tư chỉ cần tổng hợp các số liệu lại với nhau. Lợi nhuận cao thường đồng nghĩa giá cổ phiếu đang trên đà tăng và đem lại mức cổ tức cao hơn cho nhà đầu tư. Ngược lại nếu lợi nhuận giảm nhà đầu tư nên cân nhắc loại cổ phiếu ra khỏi portfolio càng sớm càng tốt và bán chúng đi, điều này chắc chắn cũng khiến giá cổ phiếu giảm.

Các công cụ phân tích cơ bản thiết thực

Để phân tích một công ty ta cần xử lý nhiều dữ liệu. Và lợi nhuận cũng không phải là yếu tố duy nhất đóng vai trò quan trọng. Đây là lý do tại sao nhà đầu tư có thể cần nhiều công cụ phân tích hơn để vẽ ra được bức tranh toàn cảnh về giá trị cổ phiếu.

Một số tỷ suất có thể được tìm thấy trên các trang web và nền tảng công ty. Thực ra nhà đầu tư cũng không mất nhiều thời gian tìm ra công thức tính các tỷ suất này. Sau đây là một số chỉ số và tỷ suất trong phân tích cơ bản quan trọng nhất cần đánh giá:

  • EPS. Viết tắt của cụm từ cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Cách tính: lấy lợi nhuận chia cho số lượng cổ phiếu của công ty. Với EPS, nhà đầu tư có thể biết mức cổ tức được nhận trên mỗi cổ phiếu.
  • P/E. Tỷ suất giá cổ phiếu trên cổ tức giúp nhà đầu tư so sánh mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu với giá cổ phiếu hiện tại của một công ty.
  • Chỉ số PEG. Chỉ số định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng ​​là một số liệu phân tích cơ bản để đánh giá tiềm năng tăng giá của cổ phiếu trong khung thời gian 1 năm thu nhập.
  • P/S. Nếu nhà đầu tư cần nhận định mức giá cổ phiếu so sánh với doanh thu của một công ty thì tỷ suất giá cổ phiếu trên doanh số sẽ rất có ích. Một số chuyên gia còn gọi nó là tỷ suất "doanh số bán hàng hay doanh số đa cấp".
  • P/B. Tỷ suất so sánh giá cổ phiếu trên sổ sách (giá trị cổ phiếu niêm yết trên sổ sách) với giá cổ phiếu thị trường. Để tính tỷ suất này nhà đầu tư chỉ cần chia giá đóng cửa cổ phiếu cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách từ quý trước.
  • Tỷ suất chi trả cổ tức: chỉ số phân tích cơ bản rất hiệu quả bất cứ khi nào nhà đầu tư cần đánh giá tốc độ tăng trưởng tiềm năng của công ty trên phương diện thanh toán cổ tức lâu dài. Tỷ suất sẽ so sánh tổng thu nhập ròng với tổng lượng cổ tức mà cổ đông nhận được. Nói cách khác nhà đầu tư có thể đánh giá liệu doanh nghiệp có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không.
  • Lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Ta còn biết đến chỉ số này dưới cái tên "lợi tức trên giá trị ròng". Dù có gọi là gì thì tỷ suất này cũng được tính bằng cách chia lợi tức ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. Chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá lợi tức trên vốn chủ sở hữu.

Như chúng tôi đã nói ở trên, đa số các chỉ số này có thể được truy xuất hay tính toán, như một phần của phân tích cơ bản. Các website số liệu độc lập cung cấp quyền truy cập mọi dữ liệu cũng như tỷ suất giúp nhà đầu tư đánh giá cả yếu tố kỹ thuật lẫn phân tích cơ bản. Một số web dịch vụ phổ biến gồm FinBox, SimplyWall, WallStreetZen và nhiều nền tảng khác. Các nền tảng online này có thể đáp ứng nhu cầu phân tích của nhà đầu tư mới vì không đòi hỏi kỹ năng cao siêu. Tuy nhiên hầu hết các web dịch vụ trên đều có tính phí. Các nền tảng kể trên cung cấp nhiều gói có giá lên đến $200 đối với các chỉ số phân tích cơ bản mà nhà đầu tư có thể tự xử lý hoàn toàn không mất phí. Mà như tôi đã phân tích ở phần trên bài viết hôm nay, nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để tìm ra cách tính bất kỳ tỷ suất nào.

Kết luận

Các chỉ số phân tích cơ bản rất có ích cho mọi người. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những con số và không đảm bảo 100% chính xác. Không tỷ suất nào có thể mang đến tất cả thông tin nhà giao dịch cần. Hãy sử dụng các chỉ số phân tích này như những thước đo đánh giá tổng thể công ty muốn đầu tư. Ngoài ra, các công cụ phân tích cơ bản trên cũng giúp nhà đầu tư so sánh và đo lường những công ty có tiềm năng sinh lợi.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.