Kết quả ROI Dương và ROI Âm Nghĩa là Thế nào?
Một con số dương khi tính toán kết quả ROI có nghĩa lợi nhuận ròng là màu đen (tổng doanh thu lớn hơn chi phí). Đồng nghĩa đây chính là một phi vụ đầu tư rất lợi nhuận tiềm năng, vì tổng lợi nhuận nhiều khả năng vượt quá chi phí ban đầu đổ vào cổ phiếu hay một tài sản giao dịch khác nào đó.
Còn số âm thì lại đồng nghĩa là lợi nhuận ròng màu đỏ (chi phí lớn hơn lợi nhuận). Nói cách khác, vụ đầu tư này có thể là một khoản lỗ tiềm ẩn vì chi phí ban đầu cao hơn tổng doanh thu.
Để tính toán các số liệu chính xác nhất có thể, chúng ta cần tính đến cả tổng chi phí và doanh thu. Đây chính là lúc phép so sánh táo - táo (so sánh cùng đối tượng) phát huy hiệu quả khi xác định lựa chọn tốt nhất giữa hai hay nhiều lựa chọn đầu tư hứa hẹn nhất.
Các Phương pháp Tính toán ROI
Để tính toán ROI, bạn có thể chọn một trong hai phương pháp sau đây:

Ưu và Nhược điểm của ROI
Giờ đây khi bạn đã biết cách tính tỷ suất hoàn vốn của mình, chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn những lợi thế và bất lợi tiềm tàng của ROI đối với nhà giao dịch. Mặt khác, các chỉ số đo lường này rất đơn giản để tính toán và áp dụng khi tiến hành sàng lọc ra loại tài sản tối ưu để giao dịch hay đầu tư. Ngoài ra cũng cần phải tính đến các thông số khác như khung thời gian, thời lượng nắm giữ tài sản, v.v...
Các Ưu điểm của ROI
Ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất chính là thực tế rằng số liệu này khá dễ để tính toán. Trong mục bên trên, chúng ta đã nắm được hai cách chủ yếu để thực hiện việc tính toán . Bên cạnh đó, số liệu ROI không khó hiểu như bạn nghĩ lúc đầu. Điều này đồng nghĩa nhà giao dịch có thể sử dụng nó như một công cụ phổ quát để đo lường lợi nhuận của tài sản đầu tư. Hơn nữa, bạn gần như không thể hiểu sai số liệu ROI vì các phép tính toán rất rõ ràng đơn giản.
Các Nhược điểm của ROI
Dù khá đơn giản trong việc tính toán ROI, nhà giao dịch vẫn có thể gặp phải một số trở ngại, đặc biệt là về lâu về dài.
- Các chỉ số đo lường này không tính đến thời gian nắm giữ tài sản đầu tư. Thực tế này có vẻ là một thách thức đối với các nhà giao dịch cố gắng tìm ra giải pháp giao dịch tốt nhất mà không nắm khung thời gian cụ thể. Đây là một ví dụ cụ thể: giả sử chúng ta có một phương án đầu tư X với ROI tiềm năng 25% và một phương án đầu tư Y với ROI tương ứng 15%. Thoạt nhìn thì có vẻ như phương án X hấp dẫn hơn về mặt lợi nhuận. Tuy nhiên, ROI cho khoản đầu tư Y có thể được tính toán trong nhiều năm, nghĩa là khá ổn định và dễ dự đoán, trong khi ROI cho khoản đầu tư Y chỉ được tính ra trong vài tháng qua. Vì vậy, các khung thời gian luôn cần được xem xét cẩn thận.
- Một vấn đề khác là khả năng điều chỉnh rủi ro của các chỉ số đo lường. Bạn cần hiểu thật rõ rằng ROI có mối tương quan trực tiếp với rủi ro. Nếu bạn tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng cao nhất, rủi ro cũng tăng theo đáng kể. Nói cách khác, một nhà đầu tư nắm giữ danh mục đầu tư có ROI 12% đối mặt với rủi ro cao hơn nếu so với nhà đầu tư nắm giữ danh mục 4%. Điều đó đồng nghĩa kết quả đầu tư cuối cùng có thể khác nhau.
- Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chỉ số ROI thuộc nhóm chỉ số chỉ ra khả năng sinh lời. Nó chỉ nhấn mạnh đến lợi nhuận tài chính và lợi nhuận tiềm năng. Điểm bất lợi chính ở đây là ROI không tính đến các lợi ích phụ trợ (khi đầu tư vào các sản phẩm mang tính môi trường hay xã hội). Đối với những loại hàng hóa này, hiện nay các nhà đầu tư thường lựa chọn ROI xã hội - một số liệu đo lường tương đối mới mẻ.